Tủ lạnh nếu không được bảo dưỡng đúng cách thì không những bốc mùi hôi khó chịu mà còn dẫn đến nhiều hỏng hóc nghiêm trọng khác. Thật ra, với vấn đề này bạn hoàn toàn có thể tự bảo dưỡng ngay tại nhà mà không cần phải tốn chi phí gọi thợ đến. Sau đây, các chuyên gia của dịch vụ sửa điện lạnh sẽ hướng dẫn bạn các phương pháp bảo dưỡng tủ lạnh đúng cách mà không phải ai cũng biết.
- Máy lạnh không nhận tín hiệu từ remote phải làm sao?
- Cách sửa tủ lạnh bị hở gioăng siêu nhanh tại nhà
- Biện pháp sửa lỗi tủ lạnh bị hỏng thermic hiệu quả
Xem thêm: Tổng hợp cách khắc phục các lỗi máy giặt Electrolux hay gặp
1) Cách tiết kiệm khi dùng tủ lạnh
Mỗi lần ta mở tủ lạnh 1 phút, nhiệt độ trong tủ lạnh cũng sẽ tăng lên 1 độ. Để tiết kiệm điện, ta có thể thiết kế cho tủ lạnh 1 tấm rèm cửa bằng ni lông mỏng. Với kiểu tủ lạnh 1 cánh, mở tủ ra ta có thể nhìn thấy phía trên ngăn đá có 1 thanh nhôm, vặn mấy chiếc ốc vít ở thanh nhôm ra ép tấm ni lông vào (ni lông không được có độc tính, chiều dài và chiều rộng lớn hơn chiều dài, chiều rộng của tủ lạnh 1.5cm) khi mở tủ lạnh để cất hoặc lấy thức ăn, ta chỉ cần đẩy 1 góc ni lông ra là được. Như vậy khí lạnh trong tủ sẽ không mất đi mấy.
2) Tự chế linh kiện tản nhiệt cho tủ lạnh
Vào mùa hè, tủ lạnh làm việc nhiều, nhiệt độ của tủ thường cao, nếu ta lắp đặt thêm bên ngoài vỏ máy nén (bình ga) của tủ lạnh một miếng tản nhiệt,không những có thể nâng cao khả năng tản nhiệt của máy mà còn kéo dài tuổi thọ sử dụng của tủ lạnh.
Cách làm như sau: Tìm 2 miếng nhôm dày từ 1-3 mm, chiều dài và chiều rộng bằng bình ga tủ lạnh, dựa theo hình dáng bình ga tủ lạnh, uốn thành nửa hình tròn, dùng 2 chiếc ốc vít đường kính 4mm ép miếng nhôm đã uốn bọc vào bên ngoài bình ga, chú ý không nên vặn ốc vít quá chặt làm vỏ bình biến dạng. Trong điều kiện cho phép của khoảng trống xung quanh bình ga, ta có thể để một trong 2 miếng nhôm dài hơn và rộng hơn một chút, như vậy hiệu quả tản nhiệt sẽ tốt hơn.
3) Cách chữa dây cao su phong kín ở cánh cửa tủ lạnh
Tủ lạnh sử dụng khoảng 2 năm trở lên, dây cao su ở cánh cửa tủ và cửa tủ thường xuất hiện khe hở, làm khí lạnh thoát ra ngoài, giảm hiệu quả làm lạnh, làm tốn điện. Nếu xuất hiện hiện tượng này, ta có thể dùng phương pháp lấy bông nhét vào những chỗ hở. Trước hết, ta đặt vào trong tủ lạnh 1 chiếc đèn pin bật sáng, đóng cửa tủ lạnh lại quan sát kỹ xem xung quanh dây cao su có chỗ nào lọt ánh sáng, sau đó dùng xà phòng lau sạch vòng cao su, bóc chỗ hở ánh sáng, nhét bông cho kín. Ta làm cho đến khi không còn hở nữa là được.
4) Dùng ni lông để dọn tuyết trong tủ lạnh.
Kiểu tủ lạnh 1 chiều thường không có thiết bị tự động dọn tuyết. Theo phương pháp thông thường dọn tuyết vừa làm hao phí điện, vừa ảnh hưởng đến tuổi thọ sử dụng của tủ lạnh. Bạn có thể tham khảo cách làm sau: căn cứ vào kích thước của ngăn làm đá, cắt 1 miếng ni lông hơi dầy 1 chút để tránh bị rách, dán lên thành bên trong ngăn làm đá, khi dán không cần dùng keo dán, hơi nước trong tủ lạnh sẽ dính chặt tấm ni lông lại. Khi cấn dọn tuyết ta chỉ việc bóc tấm ni lông ra, rũ nhẹ, tuyết sẽ rơi hết.
5) Cách giảm bớt tiếng ồn ở tủ lạnh
Có tủ lạnh khi làm việc thường có tiếng ồn, vào ban đêm rất ảnh hưởng đến giấc ngủ của mọi người. Ta có thể áp dụng phương pháp sau để giảm tiếng ồn: Trước khi đi ngủ 30 phút, ta mở cánh cửa tủ lạnh ra vặn nút điều chỉnh nhiệt độ lên vị trí lạnh nhất, sau đó đóng cửa tủ lạnh lại. Khi đi ngủ, ta vặn nút điều chỉnh đang ở nhiệt độ lạnh nhất về nhiệt độ cao hơn, lúc này máy làm lạnh sẽ ngừng hoạt động. Chẳng hạn từ 2 độ tăng lên 8 độ, để nhiệt độ tăng lên đến 8 độ, cần khoảng thời gian là khoảng 1 tiếng. Trong thời gian yên tĩnh này người bình thường sẽ có thể đi sâu vào giấc ngủ.
6) Cách làm đá tuyết trong tủ lạnh tan nhanh.
Khi cần làm tan tuyết, đá trong tủ lạnh, ta thường phải sử dụng 1 khoảng thời gian khá dài. Để rút ngắn thời gian, ta có thể dùng máy sấy tóc thổi vào tủ, đá tuyết sẽ tan nhanh hơn
7) Cách khắc phục khi tủ lạnh bị mất điện
Khi có điện, ta nên đặt nhiều đá, cho vào túi ni lông. Khi mất điện, ta đưa túi đá trên ngăn đá xuống, đồng thời giảm bớt số lần mở cửa. Căn cứ vào kết quả thử nghiệm, cứ 2kg nước đá ở 0o tan ra thành nước cần phải hấp thụ nhiệt lượng là 160 kilô calo, mà số nhiệt lượng hấp thụ này có thể duy trì nhiệt độ tủ lạnh từ 0 – 8 độ trong vòng 4 – 6h. Khi có điện ta lại đem nước đá về ngăn làm đá để máy nén nhanh chóng khởi động làm lạnh. Làm như vậy vừa giữ được nhiệt độ tủ lạnh trong khi mất điện vừa có thể kéo dài tuổi thọ sử dụng cho tủ lạnh.
DỊCH VỤ SỬA ĐIỆN LẠNH TẠI NHÀ
028.6670.4444 – 028.2217.5555